• :
  • :
Chào mừng bạn đến với trang Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chính sách trọng thương của Tây Ban Nga ở thuộc địa Châu Mỹ và Philippines (Thế kỷ XVI-XVIII): Một nghiên cứu so sánh

Số 12 (297)/2022

Tóm tắt: Chủ nghĩa trọng thương là một giai đoạn trong lịch sử của các chính sách kinh tế của các cường quốc châu Âu từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII. Về cơ bản, Chủ nghĩa trọng thương nhấn mạnh ba yếu tố then chốt để đảm bảo sự thịnh vượng của quốc gia, đó là độc tôn lợi ích của nhà nước, duy trì cán cân thương mại thuận lợi, mở rộng và cạnh tranh thương mại bằng hình thức độc quyền. Tây Ban Nha được ví là “tín đồ” của chủ nghĩa trọng thương mang nhiều đặc điểm của giai đoạn đầu - “chủ nghĩa trọng kim”. Điều này thể hiện rõ trong chính sách của Tây Ban Nha đối với các thuộc địa ở châu Mỹ và Philippines. Tuy vậy, khi tiến hành so sánh hai mô hình này, chúng ta nhận thấy nhiều điểm khác biệt. Các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ mang đầy đủ những tiêu chuẩn phổ biến của Chủ nghĩa trọng thương, trong khi Philippines lại là mô hình trọng thương “dị bản”. Điều này bị chi phối bởi những mục tiêu khác nhau của Tây Ban Nha khi chinh phục và thực dân hoá châu Mỹ và Philippines.


Tác giả: Trần Thị Quế Châu, Phạm Thị Thanh Huyền
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết